Đăng nhập để xem nội dung liên quan

Đăng nhập

Pháp Sư Truyền Thừa

Chương 2: Lạc Đường

Chương trước
Chương sau
Theo lời chỉ dẫn của ông chủ quán hủ tiếu, họ tìm mua được một cái đùi bê lớn bộn và mấy bó cải bẹ trắng. Mua xong mấy thứ cần thiết, trời lúc này đã tối thui, Ba Đợi lên tiếng:

-        Chà tối dữ quá, lạng quạng mò đường về ghe hơi khó, anh em mình để ý kỹ, chớ không lạc chết chớ chẳng chơi nha Sáu Ngọc.

Sáu Ngọc cũng có chung suy nghĩ với Ba Đợi, bởi đây là lần đầu tiên hai anh đặt chân đến vùng này nên rất dễ lạc

đường.

-        Tui cũng hơi ngán, đường xá thì không quen, thôi thì vừa đi vừa hỏi thăm chớ biết tính sao. Ai dè từ ghe tới đây xa dữ vậy nè, làm tụi mình trễ như vầy.

Hai anh em kẻ vác đùi bê người cầm mấy bó cải cùng bịch bánh bao, lò mò tìm đường về chổ cột ghe hồi chiều. Đi một hồi họ đến một ngã ba thì phân vân không biết đi theo đường nào cho trúng. Thời may lúc đó từ xa có người từ xa đi lại, Sáu Ngọc mừng quýnh trong bụng, lẹ làng bước tới lên tiếng.

-       Chú hai ơi, làm ơn cho tụi tui hỏi thăm.

Người đàn ông kia nghe có người hỏi thăm thì dừng lại cất tiếng đáp:

-     Hai cậu muốn hỏi thăm điều gì?

Tới lượt Ba Đợi lên tiếng:

-        Hai anh em tui ở xứ xa, đi ngang đây thì đã chiều tối nên neo ghe lại lên bờ tìm quán ăn uống. Bây giờ

tối quá sợ đi lạc, nhờ chú hai mần ơn chỉ đường để anh em tụi tui về được bến ghe xứ mình.

Người kia thấy vậy liền hỏi:

-         Mà ghe hai cậu neo ở bến nào, có biết tui mới chỉ đường được.

Ba Đợi chưng hửng một chút, rồi nói tiếp:

-             Tụi này ở xứ khác tới, thành ra hổng rõ bến đó tên gì, bây giờ biết làm sao?

Người đàn ông nọ lắc đầu.

-        Chèn ơi! Như vậy làm sao tui ở đâu mà chỉ cho được, thiệt khổ hết sức.

Rồi như chợt nhớ ra điều gì, người đó nói tiếp:

-        Dẫu  hai cậu không biết tên cái bến đó, nhưng hai cậu có nhớ nó có đặc điểm gì không, nếu nhớ thì

hoạ may tui mới biết đường mà chỉ.



Ba Đợi thì chắt lưỡi lắc đầu, nhưng Sáu Ngọc vọt miệng.

-     Tui nhớ rồi\, ở bến đó mọc nhiều bần lắm\, có mấy cây thiệt bự sự\, tụi tui neo ghe ở bến đó.

Nghe Sáu Ngọc nói tới đó, người kia kêu lên một tiếng đầy hoảng sợ, rồi thụt lui mấy bước tính bỏ chạy. Điệu bộ của người này khiến Ba Đợi và Sáu Ngọc vô cùng ngạc nhiên, cả hai đồng thanh lên tiếng.

-         Có chuyện gì mà mới nghe tới đó chú lộ vẻ hoảng hốt vậy?

Ông ta xua tay lia lịa.

-        Thiệt thất nhơn dữ hết sức, bộ hết chổ cho hai cậu neo ghe sao mà nhè cái bến đó mà tấp vô? Thiệt hết chổ nói! Bộ hai cậu hổng thấy, cái giống gì ở đó hả?

Nói xong mấy câu đó, người ấy dợm  bỏ đi, thấy vậy Ba Đợi vội lên tiếng

-        Chú hai, chú làm ơn nói rõ cho tụi tui nghe một chút, tại sao không nên tấp vô cái bến đó. Tui thấy rộng rãi, lại có nhiều gốc bần bự để neo ghe chớ có thấy gì khác lạ đâu.

Người đó lắc nhẹ đầu, rồi vừa đi vừa nói vọng lại.

-        Thôi rồi chắc là ý “nó”! Ý “nó” muốn vậy rồi, thôi thôi tui hổng dám nói thêm điều gì nữa đâu, chi

khuyên hai cậu một lời chân thành: Quay lại, kiếm nhà nào ngủ đỡ đêm nay rồi sáng mai hãy về ghe!

Nói rồi ông ta vội vàng bỏ đi thiệt lẹ như sợ có người nghe được những lời ông ta nói với hai người lạ mặt này. Hành động đó làm cả hai anh em Sáu Ngọc chưng hửng, phải mất một lúc sau Sáu Ngọc quay lại hỏi:

-             Anh ba nè, chú hai đó ổng nói vậy là ý mần sao, anh biết không?

   Ba Đợi khó hiểu, lắc đầu đáp:

-        Có lẽ ở bến đó có chuyện gì hổng hay nên ổng khuyên mình đừng tới đó lúc đêm hôm như vậy, tui nói vậy không biết có trúng không?

Sáu Ngọc nhíu mày hỏi tiếp:

- Vậy giờ anh tính sao\, mình kiếm đường về bến đó hay nghe lời chú hai mà tìm nhà tá túc qua đêm?

- Tui cũng chưa biết tính làm sao nữa\, chú thấy sao?

Sáu Ngọc đăm chiêu, suy nghĩ một lúc rồitrả lời:

-        Hai anh em mình mặt lạ hoắcvới dân xứ này  không biết tới xin ngủ đậu có ai chịu chứa không. Hơn nữa, dưới ghe hổng có ai coi chừng, ban đêm ban hôm trộm đạo tới viếng thì sao? Tui thấy tụi mình nên về ghe thì trúng hơn, ý tui vậy đó còn anh tính sao?

Ba Đợi trả lời liền, khỏi suy nghĩ:

-        Chú tính vậy là trúng ý tui luôn. Chú hai nọ nói thiệt hay nói quàng, nói xiên làm sao mình biết đặng chứ. Hai đứa mình cứ việc về ghe, coi có chuyện gì xảy ra không ha chú Sáu. Lỡ có gì đó bất thường thì anh em mình chèo đi trong đêm luôn.



  Tính tới tính lui một hồi, hai người quyết định đi theo con đường bên mặt. Họ đi một lúc khá lâu dưới bầu trời không trăng sao , xung quanh chỉ một màu tối đen, thiếu điều ngửa bàn tay không thấy. Bữa nay là mùng năm hay mùng sáu gì đó, đáng lý giờ này trăng non cũng mọc rồi chớ đâu mà tối thui như vầy. Tuy thấy có chút kỳ quái, nhưng họ lại nghĩ, có thể đem nay trên trời mây đen nhiều nên che hết trăng sao rồi cũng nên.

Hai người dò dẫm từng bước đi trong đêm tối mù mịt, lớp sợ lạc đường lớp sợ không cẩn thận lọt xuống sông, xuống rạch thì khổ lắm. Họ đi như vậy hơn cả giờ đồng hồ mà vẫn chưa tìm được cái bến hồi chiều neo ghe. Ba Đợi nói như rên:

-        Sao khi không mà tối thui như vậy hỏng biết nữa.  Ngửa bàn tay không thấy ngón, cái điệu này dễ lọt mương, lọt rạch chớ không chơi.

Sáu Ngọc đi kế bên vô cùng khổ sở vì cái đùi bê. Nếu vác trên nó vai cho nhẹ thì đi tong  bộ đồ lụa trắng mới tinh,

mà xách thì hai cánh tay mỏi nhừ. Do đường xa nên dù nãy giờ có sang tay này đổi tay nọ cả mấy chục lần, rốt cục hai tay đều mỏi rã rời như nhau, anh nói như than thở:

-         Cái điệu này, liệu tụi mình có lạc đường rồi hông anh Ba?

Ba Đợi trả lời mà giọng không mấy tin tưởng:

-    Chắc chưa tới chớ lạc gì…

Hai đôi guốc dưới chân cũng làm khổ hai người chủ của chúng không ít, nó cứ trầy lên trợt xuống khó chịu vô cùng, bởi vậy Ba Đợi cúi xuống xách guốc lên đi chân không cho dễ, chứ mang guốc kiểu này cực khổ quá chừng. Khi vừa ngước người lên, từ phía xa xa  trông như có tia sáng,  Ba Đợi mừng rỡ la lên:

-        Ý Sáu Ngọc ơi! Đằng trước có ánh đèn kìa.

Khi đó Sáu Ngọc cũng vừa thấy, hùa theo vui mừng hét lớn:

-        Phải rồi! Đúng là có đèn thiệt! Chắc ở đó có nhà đó, hai anh em mình đi rút lênhỏi thăm.

Nói xong anh như được tiếp thêm động lực bươn bả đi tới, phía sau Ba Đợi cũng hăng hái bước theo. Chỉ mấy phút sau hai người tới trước một ngôi nhà rất rộng lớn, bề thế, đèn đuốc sáng choang, tôi tớ trong nhà kẻ ra người vô ra tấp nập.  Cả hai sững sốt vô cùng, bởi ở cái nơi vắng tanh có vẻ nghèo nàn như vầy mà bất ngờ có cái nhà bề thế, đèn đuốc sáng rực, người làm vô ra đông đảo không khác gì dinh thự của quan quyền. Ba Đợi  cảm thán:

-        Chèn đét ơi! Nhà cửa của ai mà lớn bộn vậy ta?

Sáu Ngọc cũng ngạc nhiên không kém.

- Tui thấy làm như nhà của mấy tay điền chủ\, phú hộ hay hội đồng xứ này quá anh ba.

- Tui cũng nghĩ y như vậy\, chỉ có họ mới cất nhà lớn lao như vậy chớ dân thường mình làm sao sánh được. Ủa\, mà hồi chiều tụi mình có thấy nó đâu ha?

Sáu Ngọc trả lời bằng giọng băn khoăn:

-        Chắc do anh em mình đi lạc qua xóm khác chớ nhà cửa bự sự như vầy,  sao hồi chiều này cả tui và anh đều không thấy được? Ôi  thây kệ mình, tới đó hỏi thăm trước cái đã.

Hai người lẹ làng bước tới cánh cổng sắt lớn trước nhà, Ba Đợi đánh tiếng:

-     Có ai trong nhà, làm ơn cho hỏi thăm.
Chương trước
Chương sau