Đăng nhập để xem nội dung liên quan

Đăng nhập

Đức Phật Và Nàng

Chương 22

Chương trước
Chương sau
Nhữngbuổi tối sau đó, Rajiva không đến. Tôi cứ ngỡ mình có thể mình tâm nhưng mỗingày, cứ đến năm giờ chiều, tôi lại ngồi yên trong phòng, dõi mắt ra phía cửa,cho tới khi ánh đèn tắt lịm, cả thành cổ chìm trong đêm tối tịch mịch. Hàngngày, cầm cuốn tập trên tay lang thang trong thành Subash, đi mãi đi mãi, rồikhông hiểu vì sao bước chân lại đưa đẩy đến cổng chùa Cakra, tôi cứ quanh quẩnở nơi đó hồi lâu, cho tới khi chú tiểu gác cổng cất lời hỏi han, tôi mới nhưngười vừa tỉnh cơn mê, vội vàng cúi đầu, chạy biến. Lòng buồn vô hạn, như thểcó bàn tay ai đó đang nắm chặt lấy trái tim tôi và vò nát, khiến tôi như kẻ mấthồn, tay cầm cuốn tập để bắt đầu công việc, những nét vẽ lại hiện dần hình ảnhcủa cậu ấy, hết bức chân dung này đến bức chân dung khác, nhưng vẽ xong tôi lạira sức xóa đi.

Chỉ cònhai ngày là đến lễ hội Sumuzhe, vẫn không thấy bóng dáng Rajiva đâu. Khi lễ hộikết thúc tôi sẽ rời khỏi Khâu Từ. trước lúc ra đi, liệu tôi có còn được gặp cậuấy lần cuối hay không? Mặc dù vẫn biết rằng, không gặp sẽ là cách tốt nhất đểkhi ra đi, tôi có thể quên tất cả…

Buổitối, tôi nằm co trên giường, đôi mắt tiếp tục cần mẫn “canh chừng” cánh cửa,suy nghĩ vẩn vơ. Tủ sách quý từng khiến tôi mê mẩn đangbày ta trước mắt, nhưng không thể khơi dậy dù chỉ là một chút cảm hứng trongtôi, vì nhiều ngày qua, cảm hứng ấy nằm bẹp trong góc xa xôi nào đó rồi. Mườigiờ đêm, nếu là ở thế kỷ XXI thì bây giờ mới là thời khắc bắt đầu cuộc sống vềđêm. Nhưng vào thời đại này, mười giờ đã là đêm khuya thanh vắng. Tôi thở dài,vậy là lại một đêm nữa trôi nữa qua.

Bỗngtôi nghe có tiếng gõ cửa, không ồn ào, nhưng rất rõ ràng. Rồi tiếng trò chuyệncủa Mavasu với ai đó vang lên trong sân. Họ nói chuyện bằng tiếng Phạn! Là cậuấy!

Tim đậpliên hồi, tôi vùng dậy, nhảy xuống giường và lao ra khỏi phòng. Rajiva đangđứng trò chuyện với Mavasu giữa sân, trong bóng tối tôi không thấy rõ biểu cảmtrên khuôn mặt cậu ấy. Nỗi băn khoăn ngày càng dâng cao, nếu không có việc gìhệ trọng, cậu ấy không đến vào giờ này. Có lẽ đã xảy ra chuyện gì đó.

Mavasubuồn rầu, lẳng lặng về phòng. Rajiva chậm rãi bước lại gần tôi, có cảm giác mỗibước đi của cậu ấy là một nỗ lực vô cùng lớn lao.

- Khuyathế này, lẽ ra Rajiva không nên đến….

Giọngnói trở nên run rẩy.

-Nhưng, muộn phiền chất chứa trong lòng. Rajiva ra ngoài đi dạo, không hiểu vìsao bước chân lại đưa đẩy đến nơi này. Rajiva đứng ngoài cổng lưỡng lự hồi lâu,mới quyết tâm gõ cửa.

Cậu ấyngẩng lên nhìn tôi, ánh sáng yếu ớt hắt ra từ ngọn đèn nhỏ trong phòng chiếulên khuôn mặt đau thương cùng cực. Rốt cuộc là chuyện gì đã khiến một ngườiluôn điềm tĩnh, an nhiên như Rajiva trở nên tội nghiệp thế?

Cậu ấyđứng đó, dáng vẻ buồn khổ và bất lực, tôi khẽ cất tiếng:

-Rajiva, chúng ta ra ngoài đi dạo một lát nhé!

Rajivanhìn tôi bừng vẻ ngạc nhiên, xem lẫn cảm động và hàm ơn, cậu cúi đầu thì thào:

- Cômặc thêm áo vào, bên ngoài trời lạnh…

Thànhcổ Subash chìm trong yên tĩnh, đường phố đã tắt đèn từ lâu, nhưng ánh trăngvằng vặc vẫn soi tỏ đường đi dưới chân. Chúng tôi lặng lẽ đi bên nhau. Đây làlần đầu tiên tôi ra ngoài cùng cậu ấy vào giờ khuya thế này. Rajiva hẳn cũng cóchút e ngại và thận trọng.

Subashlà thành phố nhỏ có ý nghĩa tôn giáo nhiều hơn quân sự, bởi vậy thành phố nàykhông có tường thành bao quanh giống như những thành trì kiên cố khác. Chúngtôi đi vài bước đã ra khỏi thành để đến bên dòng sông Tongchang. Lúc này đanglà mùa hạ, nước sông chảy xiết, tiếng nước róc rách càng tôn thêm vẻ tĩnh mịchcủa đêm vắng.

Chúngtôi tìm thấy một phiến đá lớn ven sông, tôi ngồi cuộn tròn, lặng nhìn cậu ấy.

- Sưphụ từng truyền dạy Phật giáo Tiểu Thừa ở Kabul của tôi vừa tới đây.

- Đạisư Bandhudatta ư?

Truyệnkể về Rajiva viết rằng, cậu ấy đã bỏ rất nhiều công sức để thuyết giảng giáo lýPhật giáo Tiểu Thừa cho vị sư phụ truyền dạy Phật giáo Tiểu Thừa cho mình làBandhudatta nghe.

- Vìsao cô biết tên của sư phụ?

- Tôi…

Tôigiật mình. Tất nhiên là tôi đọc tài liệu nên mới biết được.

- Đúngrồi, tôi từng nói với cô. Không ngờ, mười năm rồi cô vẫn còn nhớ.

Rajivatừng kể cho tôi nghe ư? Sao tôi không nhớ gì cả?

Tôingượng ngùng chuyển chủ đề:

- Cậuđã luận đàm với đại sư về Phật giáo Đại Thừa?

Rajivagật đầu

- Mấyngày qua, Rajiva đã cùng thầy luận đàm rất nhiều về những giáo lý của Phật giáoĐại Thừa, phân tích những điểm tiến bộ, những tinh hoa của giáo phái này và đãđược thầy công nhận. Tuy thầy ngỏ ý muốn nhận Rajiva làm sư phụ Đại Thừa củamình, đã công nhận học thuyết mới của Rajiva, nhưng dù thế nào thầy vẫn là sưphụ truyền dạy Phật giáo Tiểu Thừa của tôi.

Tôi gậtđầu đồng tình. Trong thế giới Phật giáo, khi một người sáng lập ra một luậnthuyết và tông giáo mới và muốn được thừa nhận, thì điều quan trọng nhất làluận thuyết ấy phải thuyết phục được người có công dẫn dắt người đó bước vàocánh cửa của thế giới Phật giáo và được vị đại sư đó công nhận. Kết quả nàychứng tỏ, Rajiva đã chiến thắng trong cuộc luận chiến (hẳn là rất cam go) vớichính sư phụ mình. Tuy rằng sau buổi luận chiến, Bandhuatta nói sẽ tôn Rajivalàm thầy, nhưng đại sư không hề có ý định thay đổi học thuyết của bản thân, haynói cách khác, Banduatta không chịu từ bỏ thân phận là "sư phụ TiểuThừa" của Rajiva. Lẽ nào đây là nguyên nhân khiến Rajiva buồn phiền nhưvậy?

-Rajiva, ai cũng có lập trường riêng. Cậu sẽ thuyết phục được đại sư chấp nhậnluận thuyết của mình, thậm chí còn ngỏ ý muốn tôn cậu làm sư phụ Đại Thừa. điềuđó đã là rất nhanh công rồi. Lẽ nào cậu vẫn muốn đại sư từ bỏ Phật giáo TiểuThừa?

Rajivanhìn tôi kinh ngạc.

-Rajiva nào dám ngông cuồng như thế!

- Vậyvì sao cậu lại buồn phiền?

Rajivađột nhiên im lặng, ánh mắt đăm chiêu nhìn về phía dòng nước, thẫn thờ hồi lâu.

- Mẹtôi…

Rajivacắn chặt vành môi run run, như muốn khiến cho nó phải rỉ máu.

- Hômnay sư phụ đến và báo cho tôi biết, ba tháng trước, ở Thiên Trúc (Ấn Độ),mẹtôi đã… đăng tam quả.

Tôikhông hiểu

- Đăngtam quả nghĩa là gì? Tồi tệ lắm sao?

Rajivathở dài, rồi hít một hơi thật sâu, chậm rãi nói:

- Tamquả, còn gọi là Anagamin, là cấp tu dưỡng thứ ba trong số bốn độ tu dưỡng mànhững người xuất gia muốn đạt đến.

Nhìn vẻmặt ngơ ngác của tôi, Rajiva tiếp tục giải thích:

-Anagamin có thể dịch thành "Không trở lại". Nghĩa là, các tu sĩ đạtđến cấp độ này, sau khi viên tịch, sẽ hóa sinh giữa cõi trời thanh tịnh, tiếptục thiền định để giải thoát khỏi năm điều trói buộc[12],tức là được giải thoát hoàn toàn và sẽ không trở lại cõi phàm trần này nữa

Rajivanghẹn ngào, hít một hơi thật sâu, nhưng giọng nói càng lúc càng trở nên runrẩy:

- Mẹtôi đã đắc thành đạo, từ nay thoát khỏi vòng luân hồi khổ ải, người đến đượccõi cực lạc rồi…

Cuốicùng thì tôi đã hiểu, Rajiva nói dài như vậy, là muốn cho tôi biết, Jiva, Jivađã qua đời tại Thiên Trúc.

Các tàiliệu lịch sử chỉ viết rằng Jiva một mình rời khỏi Khâu Từ để đến Ấn Độ. Nhưngsau đó không có bất cứ ghi chép nào về bà. Vậy là bà đã mất tại Ấn Độ. Và hungtin này, Rajiva mới nhận được từ sư phụ Banduatta..

Tôibàng hoàng nhìn Rajiva, chả trách cậu ấy đau buồn đến như vậy. Jiva là người cósức ảnh hưởng lớn lao đến cuộc đời Rajiva, hơn bất cứ ai. Bà đã đưa Rajiva đếncửa Phật, đã dắt Rajiva đến Kabul học đạo để tránh vòng vây của những lời tunghô, ca tụng sáo rỗng ở Khâu Từ, cũng chính bà khuyên Rajiva theo học giáothuyết Đại Thừa. Trước hai mươi mốt tuổi, mọi thứ trong cuộc đời Rajiva đều domẹ cậu ấy bày đặt. Với Kumarayana, Jiva có thể không phải là một người vợ hiền,nhưng với Rajiva, bà là người mẹ tuyệt với, là người chỉ huy, là người dẫnđường của cậu.

-Rajiva, nếu cậu buồn thì hãy…

-Không!

Rajivaxúc động, hơi thở gấp gáp:

- Tôikhông buồn. Mẹ đã chứng tam quả, ước nguyện giải thoát của người đã thành hiệnthực. Người đã đến cõi cực lạc, từ nay tháo khỏi mọi ư phiền, vì sao tôi phảiđau buồn, tôi không nên đau buồn!

Rajivabị chấn động mạnh, rõ ràng trái tim cậu ấy đang đập dữ dội và hơi thở trở lêngấp gáp khác thường, có thể dễ dàng nhận ra đó là những lời nói dối gắng gượngcủa cậu ấy.

-Rajiva.

Tôi nhẹnhàng vỗ vai Rajiva.

- Tronghoàn cảnh này, ai cũng sẽ đau lòng, điều đó rất bình thường. Bởi vì cậu có tìnhyêu, cậu yêu mẹ cậu. Vậy thì vì sao cậu phải kìm chế, không thể hiện ra nhữngcảm xúc đó?

- Tìnhyêu ư?

Rajivakhẽ nhẩm lại từ này, một tiếng "yêu" mà như có sức nặng ngàn cân,khiến cậu ấy đọc không thành tiếng, chỉ có những âm hưởng run rẩy.

- ĐứcPhật nói rằng, mọi thứ trên cõi đời này đều không tồn tại. Rajiva là người tuhành, đâu có thể có "tình yêu"?

- Giáolý Phật giáo dạy rằng cuộc đời này những chuỗi đau khổ: sinh lão bệnh tử, yêuthương, căm ghét, chia ly, thất vọng, bởi vì căn nguyên của mọi nỗi khổ xuấtphát từ tình yêu. Chỉ cần "diệt" được "yêu", sẽ lên cõiNiết Bàn, từ đó thoát khỏi bể khổ luân hồi, bước vào cõi vình hằng. Nhưng, hãythử nghĩ xem, lẽ nào Phật tổ không có tình yêu? Ngài có vợ con kia mà, lẽ nàongài chẳng hề bận lòng về họ? Ngài đưa ra lời răn "diệt ái dục". vìngài từng nếm trải nỗi khổ sở do yêu thương mang lại? Nhưng nếu thực sự có thể"diệt ái dục", thì vì sao chỉ đến lúc chết ngài mới đạt được sự giảithoát? Niết Bàn, tịch diệt, tác diệt, diệt độ, tịch, vô sinh, trạch diệt, lyhệ, giải thoát… tất cả những cách gọi đó, chẳng qua chỉ là từ đồng nghĩa vớicái chết mà thôi. Chỉ khi chết đi người ta mới tận diệt được mọi ác dục. Phảichăng chính vì thấu tỏ điều này, nên Phật tổ mới vẽ ra một viễn cảnh, một thếgiới tây phương cực lạc sau khi chết, để bù đắp những mất mát, những đau khổ màngười tu hành phải chịu đựng khi quyết tâm diệt ái dục trong kiếp này. Nhưng vìsao, nhất định phải…

- NgảiTình!

Rajivagằng giọng ngắt lời tôi, khóe môirung động, tay ôm đầu, vẻ đau khổ cùng cực.

- Đừngnói nữa…

Rajivaxoay đầu qua một bên, không để tôi nhìn thấy gương mặt cậu. Đôi vai rung rungdưới ánh trăng, tôi nghe thấy hơi thở gấp gáp của cậu ấy. Tôi đứng lên, bướcsang phía đối diện, đặt tay mình lên đôi vai của Rajiva, nhẹ nhàng ôm cậu ấyvào lòng. Toàn thân cậu ấy như tê liệt, Rajiva không đẩy tôi ra, nhưng dườngnhư đang cố nín thở.

- Hãykhóc đi, cậu là con người không phải thánh thần. Người ta khóc thương ngườithân của mình, có gì không phải đâu. Muốn khóc thì hãy khóc cho thỏa, như thếcậu sẽ thấy dễ chịu hơn…

Tôi nhẹnhàng vỗ về cậu ấy, Rajiva trong vòng tay tôi, tuy dáng người cao lớn, nhưngthân hình mảnh khảnh, gầy guộc khiến tôi thấy xót xa. Tôiước mình có thể hóa thân thành Jiva đẻ an ủi cậu ấy.

Sau rấtnhiều tranh đấu (có lẽ vậy),Rajiva rụt rè vòng tay ôm ấy tôi. Động tác ấy khẽkhàng, như thể đang ôm một người bằng giấy và sợ người đó sẽ tan biến đi.

- NgảiTình!

Tôi cảmthấy được khuôn ngực thổn thức của cậu ấy, sức mạnh nơi cánh tay tăng dần, cànglúc càng xiết chặt hơn.

- NgảiTình!

Rajivakhẽ gọi tên tôi, những giọt nước mắt nóng ấm nhỏ trên vai áo tôi, làn gió lướtqua làm nguội đi hơi ấm, nhưng ngay lập tức những giọt nước mắt nóng ấm liêntục rớt xuống. Cuối cùng thì Rajiva cũng đã được khóc như một con người bìnhthường.

Cậu ấyđã khóc rất lâu, như thể đây là lần đầu tiên trong đời được khóc vậy. Khóc nhưthể cạn nước mắt của cả một đời người. Tôi cũng khóc cùng cậu ấy. Chúng tôi cứthế, trong vòng tay nhau, dốc hết sức để khóc, khóc cho đến khi cả đất trờicũng mòn tan thành nước mắt…

Khôngbiết phải mất bao lâu chúng tôi mới bình tâm trở lại. Tôi chưa bao giờ khócnhiều như vậy, mệt mỏi rã rời, tôi tựa vào cậu ấyđể không gục xuống. Rajiva cũng đã thôi khóc,nhưng vẫn ôm chặt lấy tôi. Hơi ấm tỏa ra từ cơ thể cậu ấy thiêu đốt trái timtôi. Tôi không muốn vòng tay ấy buông lơi, tôi thậm chí không dám thốt lên nênmột lời nào vì sợ sẽ làm hỏng không khí này. Sau cùng, Rajiva là người chủ độngbuông tay, ánh mắt giấu đi rất xa, tôi không nhìn thấy biểu cảm của cậu ấy, chỉnghe thấy giọng nói chậm rãi:

- Mẹbiết ước nguyện của tôi là đến Trung Nguyên truyền bá giáo lý Đại Thừa, nêntrước khi rời Khâu Từ, người từng nói với tôi: Giáo lý Đại Thừa muốn đến đượcĐông Thổ (đất Hán),tất cả dựa vào tôi. Nhưng trách nhiệm nặng nề này không hềcó lợi cho cá nhân tôi. Mẹ có hỏi tôi, rằng tôi dự định thế nào?

Tôi vẫncòn chìm đắm trong những xúc cảm khi nãy, nên chỉ biết yên lặng nhìn cậu ấy.Rajiva ngừng lại một lát, rồi tiếp tục:

- Tôitrả lời rằng: Phật giáo Đại Thừa giúp ích cho mọi người chứ không phải chỉ chobản thân. Nếu tôi có thể truyền bá rộng rãi giáo lý của Phật tổ, giúp chúngsinh giác ngộ và từ đó thoát khỏi bể khổ, thì dù có phải nhảy vào chốn dầu sôilửa bỏng, Rajiva cũng quyết không từ nan.

KhiJiva còn ở bên cạnh, Rajiva giống như một thần đồng được bảo bọc và chăm sócchu đáo. Rajiva tuy thông minh tuyệt đỉnh, những cậu giống như loài hoa trongnhà kính, chưa từng trải qua gió mưa bão bùng. Sau khi Jiva ra đi, Rajiva phảidựa vào nghị lực của mình để bước tiếp con đường chông gai. Lí tưởng của cậu,phải chăng đã được hình thành từ khi còn nhỏ? Nhưng Rajiva đâu biết rằng, nhữnglo lắng của Jiva đã trở thành hiện thực trong tương lai. Cái giá mà Rajiva phảitrả cho lí tưởng truyền bá đạo Phật ở Trung Nguyên là những lời chỉ trích gaygắt của người đời, nếu có thể, tôi ước gì mình không biết trước tương lai củacậu.

-Rajiva, tuy mẹ cậu không ở bên cạnh, nhưng bà luôn sống trong trái tim cậu. Bấtcứ khi nào gặp khó khăn, cậu sẽ nhớ đến lời hứa với mẹ và cậu sẽ vượt qua tấtcả, đúng không?

Rajivagật đầu, tôi tìm cách chuyển chủ đề, những mong cậu ấy sẽ vơi đi đau buồn.

-Rajiva, hãy kể cho tôi nghe chuyện hồi nhỏ của cậu, những chuyện mà tôi khôngbiết ấy.

Nóirằng muốn chuyển chủ đề chỉ là cái cớ, vì tôi thực sự tò mò về tuổi thơ của cậuấy.

Chúngtôi tựa vào vai nhau, lắng nghe câu chuyện vầ Rajiva hồi nhỏ: sự nghiêm khắc vàtình yêu của Jiva dành cho cậu, những câu chuyện vui về sư phụ và các sư huynhcủa cậu, những chuyến du ngoại khắp các tiểu quốc ở Tây vực của cậu. Chuyện nàocũng khơi gợi niềm phấn khích trong tôi. Thì ra một người có chỉ số IQ 200 nhưKumarajiva, hồi nhỏ cũng từng trêu chọc các sư huynh, cũng từng bị mẹ tráchphạt vì không học thuộc các bài kệ. Thì ra Rajiva cũng có tuổi thơ, tôi cứnghĩ, ngay từ khi còn nhỏ cậu ấy đã là một người thông tuệ và già dặn rồi.

Tôimuốn Rajiva tạm quên đi nỗi đau mất mát kia và vui lên một chút, nên đã kể chocậu ấy nghe về gia đình tôi, về bố mẹ tôi, về các bạn học của tôi, về sếp củatôi, về những cuốn sách tôi từng đọc, những nơi tôi từng đi qua. Tất nhiên làtôi đã lựa chọn từ ngữ sao cho cậu ấy có thể hiểu được và tránh không để lộ"thiên cơ".

Phía xaxa bên kia dãy Thiên Sơn, những quầng đỏ màu son nhạt đã hiện lên trên nềntrời, bầu trời ngàn sao lấp lánh vừa mới đây đã lặn mất tự lúc nào. Tôi xemđồng hồ, gần bốn giờ sáng, vậy là chúng tôi đã ngồi suốt một đêm. Tôi ngướcnhìn Rajiva.

-Rajiva, về thôi, sắp đến giờ tụng kinh buổi sáng của cậu rồi.

Rajivanhư vừa tỉnh cơn mơ.

- Chúngta đã ngồi hết đêm ư? Ngải Tình, có mệt không?

Tôi lắcđầu. Tuy tôi không mệt, nhưng toàn thân lạnh tê tái. Chiếc áo khoác mỏng manhkhông đủ che chắn khí lạnh buổi ban mai.

Rajivacầm tay tôi, bàn tay cậu ấy cũng không ấm hơn,những ngón tay dài vuốt nhẹ bàntay tôi, tôi mỉm cười nhìn cậu ấy vất vả cọ xát đôi tay để tạo hơi ấm. Rajivangước mắt lên, thấy tôi cười, cậu không tiếp tục chà tay nữa, mà cầm hai bàntay tôi áp lên hai má của cậu. Tôi nín cười, hệt như có một cơn lũ vừa quétqua, phòng tuyến kiên cố cuối cùng trong trái tim tôi, vỡ òa..

Chúngtôi đứng im lìm, nhìn vào mắt nhau, bàn tay tôi áp chặt trên khuôn mặt có chúthơi ấm của Rajiva. Lòng bàn tay chạm vào thứ gì đó ran rát, thì ra là những đốmrâu mới mọc. khoảnh khắc ấy, tựa như có một luồng điện lan truyền khắp cơ thể,khiến toàn thân tôi run rầy. Tôi đã hoàn toàn hiểu ra điều này.

Tôi yêuRajiva.

Đúngvậy, tôi đã yêu cậu ấy từ rất lâu rồi, vào khoảnh khắc tôi gặp lại cậu ấy. Cũngkhông có gì lạ, một chàng trai thông minh, ưu tú với vẻ điển trai hút hồn nhưcậu ấy có thể khiến bất cứ cô gái nào trên đời này xiêu lòng. Tôi sẽ không dodự, không cự tuyệt nữa. Yêu thì cứ yêu thôi, làm sao tôi có thể phủ nhận cáithứ tình cảm tự nhiên nhất của loài người nay kia chứ! Tôi chỉ là một ngườibình thường. Tôi không thể diệt được ái dục, nên tôi không cần phải tranh đấu,dằn vặt và tự làm khổ mình. Lúc trước, tôi đấu tranh với bản thân để phủ nhậntình cảm này, bởi tôi đã nhìn nhận tình yêu bằng lí trí chủ quan cứng nhắc củacon người hiện đại. Tôi muốn tình yêu phải được đáp lại. Tôi luôn viện cớ côngviệc, lúc nào cũng nhắc nhở bản thân phải quay về và tôi lo lắng, nếu yêuRajiva, tôi sẽ không có tương lai. Nhưng, nhưng nếu tôi không quay về thì sao?Nếu tôi đòi hỏi phải được ở bên cạnh cậu ấy thì sao? Nếu tôi cần tương lai thìsao? Có ai nói nếu yêu cậu ấy thì tôi không thể tiếp tục công việc của mìnhđâu. Tôi chỉ biết, điều tôi muốn lúc này là yêu Rajiva và tôi sẽ yêu cậu ấytheo cách của mình. Tôi cũng có thể không để cậu ấy biết được tình cảm củamình. Tôi cũng có thể tiếp tục âm thầm nhớ, âm thầm yêu sau khi trở về thế kỷXXI. Chỉ cần được yêu cậu ấy, tôi mặc kệ những chuyện về sau. Việc gì phải lítrí, việc gì phải suy xét thiện hơn mọi đường cơ chứ?

- Ngàykia là lễ hội Sumuzhe, hôm nay cô hãy lên đường đến thành cổ Khâu Từ đi.

Giọngnói ấm áp lướt qua bên tai tôi.

- Hãyvề nghỉ ngơi đi, tôi dặn dò Kaodura đưa cô đến thành cổ Khâu Từ, tôi đã sắp xếpnhà trọ cho cô. Hay là về phủ quốc sư? Cô vẫn muốn gặp Pusyeda kia mà!

Kaoduraư? Tôi sững người, đó là người đánh xe ngựa của Rajiva.

- Tôisẽ ở lại nhà trọ, tôi sợ đến phủ quốc sư sẽ khiến mọi người hoảng sợ. CònPusyeda, trước khi rời khỏi Khâu Từ, tôi sẽ đến gặp cậu ấy.

Sau khilễ hội kết thúc, tôi sẽ tìm cách gặp Pusyeda. Mười năm trước, cậu bé rất quýmến tôi, nhưng giờ cậu đã là một chàng trai trưởng thành, đã có cuộc sốngriêng, tôi không muốn làm ảnh hưởng đến cậu ấy. Chỉ cần được nhìn thấy Pusyedalà tôi có thể yên tâm được rồi. Điều tôi mong muốn nhất, thực ra là…

- Cậu…cậu…

Chầnchừ, chần chừ, rồi lại chần chừ.

- Cậu…có đến không?

Rajivathoáng giật mình, nhẹ nhàng thả tay tôi ra.

- Sưphụ vẫn còn đây, hơn nữa…

- Tôibiết rồi, giới luật quy định, cậu không được đến nơi hội hè ca múa.

Nén lạinỗi thất vọng đang nhen lên trong lòng, tôi làm bộ tỉnh bơ:

- Tôichỉ hỏi vậy thôi. Cậu… không cần phải đến, cũng không thể đến…

Rajivathinh lặng, đứng lên, ánh nắng dìu dịu buổi ban mai phủ lên lớp áo cà sa màunâu sòng, làm gió lật bay nhè nhẹ những nếp áo. Cậu ấy đứng đó, đẹp tựa một photượng Hy Lạp cổ tạc trước bình mình.
Chương trước
Chương sau